Muốn trẻ bỏ tật cắn móng tay, đây là 3 mẹo mẹ cần bỏ túi!

Muốn trẻ bỏ tật cắn móng tay, đây là 3 mẹo mẹ cần bỏ túi! - Ảnh 1

Móng tay có gì “ngon”?

Trẻ có thể cắn móng tay vì bất kỳ lý do gì như tò mò, chán nản, căng thẳng hoặc đơn giản là bắt chước người khác. Ngoài cắn móng tay, trẻ có thể có các thói quen khác như mút tay, ngoáy mũi, xoắn hay bứt tóc, nghiến răng.

Trong quá trình trưởng thành, trẻ có thể gặp nhiều lo lắng, áp lực và cắn móng tay như một cách giải tỏa. Nếu trẻ cắn móng tay ở mức độ vừa phải (không làm bản thân bị thương) và vô thức (trong khi xem truyền hình) hoặc trong một số trường hợp đặc biệt (làm bài kiểm tra) thì đó chỉ là cách trẻ đối phó với căng thẳng và mẹ không cần phải lo lắng.

Muốn trẻ bỏ tật cắn móng tay, đây là 3 mẹo mẹ cần bỏ túi! - Ảnh 2
Bố mẹ cần lưu ý khi trẻ cắn móng tay đến bị thương.

Khi nào cần lo lắng?

Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ cắn móng tay đến đau, chảy máu hoặc có các hành vi không bình thường như: ngủ không ngon, tự véo da, kéo lông mi, nắm tóc… Ngoài ra, bạn cũng không nên chủ quan nếu thói quen cắn móng của trẻ đột nhiên xuất hiện và “leo thang” nhanh chóng.

Những điều bố mẹ nên làm để trị dứt tật cắn móng ở trẻ

Giải quyết những lo lắng của trẻ

Khi trẻ có hành vi làm bố mẹ lo lắng, điều đầu tiên chúng ta thường làm là cố gắng ngăn chặn hành vi đó. Tuy nhiên, điều bố mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân cơ bản của hành vi trên và giải quyết chúng trước.

Muốn trẻ bỏ tật cắn móng tay, đây là 3 mẹo mẹ cần bỏ túi! - Ảnh 3
La mắng hoặc trừng phạt trẻ là vô ích.

Đừng la mắng hoặc trừng phạt trẻ

Bạn không thể làm gì nhiều nếu trẻ không thực sự muốn từ bỏ việc cắn móng tay. Cũng như các thói quen khác, cắn móng tay là một hành động có xu hướng vô thức. Và nếu trẻ không nhận thức được hành động của mình thì la mắng hay trừng phạt trẻ là vô ích.

Nếu thói quen của trẻ thực sự làm phiền bạn, hãy đặt ra các giới hạn cụ thể như: không cắn móng tay khi ăn, khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung của gia đình…

Nhìn chung, nếu thói quen không quá nghiêm trọng và trẻ không bị tổn thương thì không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần giữ móng tay trẻ gọn gàng, sạch sẽ, nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên và thu hút sự chú ý của trẻ vào những vấn đề khác.

Giúp đỡ khi trẻ muốn dừng lại

Thỏa thuận với trẻ về một lời nhắc nhở bí mật, ví dụ một cái chạm nhẹ vào tay sẽ nhắc nhở trẻ rằng mình đang muốn từ bỏ thói quen này. Dán băng dính hoặc sơn móng tay có thể hữu ích. Tuy nhiên, tất cả biện pháp nên được sự đồng ý của trẻ, nếu không chúng sẽ giống như một hình phạt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số giải pháp thay thế khác như cho trẻ chơi ngoài trời, vận động nhiều để giải tỏa căng thẳng. Giữ cho đôi tay trẻ luôn bận rộn với các hoạt động như vẽ tranh, làm thủ công, chơi nhạc cụ … sẽ giúp trẻ quên đi thói quen cắn móng tay.

Cuối cùng, hãy kiên nhẫn vì thói quen rất khó phá vỡ.

TamAnPham (Theo Baby Center)

Đăng nhận xét

Tin liên quan